Giải thích hiện tượng bằng vật lý Tia_chớp_lục

Giải thích sự hình thành tia chớp lục.

Ánh sáng Mặt Trời (trắng) khi đi qua khí quyển của Trái Đất sẽ bị khúc xạ tùy theo bước sóng của tia sáng và phân tách thành những màu sắc quang phổ. Tia sáng màu xanh lam bị khúc xạ nhiều nhất, kế đó là màu xanh lục rồi vàng và đỏ. Khi Mặt trời lặn còn nhú lên khoảng 1/60 đường kính mặt trời ở chân trời,[4] ta có thể quan sát thấy những viền Mặt trời có màu thay đổi từ đỏ đến xanh lam. Khi viền màu đỏ sau đó là màu vàng biến mất, thì viền màu xanh lục và màu xanh lam vẫn còn ở chân trời, tuy nhiên, màu xanh lam bị tán xạ rất nhiều trong khí quyển (xem thêm: Tán xạ Rayleigh), cho nên khó thấy được. Chỉ có màu xanh lục (trong quang phổ nằm giữa màu vàng và màu xanh lam) vẫn còn sót lại và thường thấy được trong vòng vài giây. Tuy nhiên, trong điều kiện thuận lợi, cũng có thể quan sát thấy những tia chớp màu xanh lam hoặc thậm chí là màu tím.[5]